Nhiệt động lực học Địa động lực học

Các đặc điểm của đá mà kiểm soát tốc độ và mức độ của sự biến dạng như Độ bền uốn hoặc độ nhớt, tuỳ thuộc vào các trạng thái nhiệt của đá và thành phần. Đại lượng quan trọng nhất trong nhiệt động lực học là nhiệt độ và áp suất. Cả hai đều tăng cùng với độ sâu, vì thế ước lượng đầu tiên về mức độ biến dạng có thể suy ra từ độ sâu. Trong phần trên của thạch quyển, biến dạng giòn thường xảy ra vì dưới áp suất thấp đá có sức mạnh tương đối thấp, trong khi đồng thời, nhiệt độ thấp làm giảm khả năng dễ uốn dòng vật chất. Sau khu vực ranh giới dữa biến dạng giòn-dẻo, biến dạng dẻo thống trị. Biến dạng đàn hồi xảy ra khi khoảng thời gian của áp lực ngắn hơn thời gian thả lỏng của vật chất. Sóng địa trấn là một ví dụ điển hình của loại biến dạng này. Ở nhiệt độ cao đủ để làm tan đá, sức mạnh so với biến dạng dẻo tiến đến 0, đó là lý do tại biến dạng đàn hồi cắt (sóng S) sẽ không di chuyển qua được chất nóng chảy.